CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Đánh giá diễn biến ô nhiễm tính chất nước thải nuôi tôm

0

Nhóm các nhà khoa học thuộc các trường đại học Tài nguyên và Môi trường; Đại học Bách Khoa và Nguyễn Tất thành TP. HCM vừa nghiên cứu thành công việc đánh giá thành phần, chất lượng của nước ao nuôi và nước thải ra từ ao nuôi trong quy trình nuôi tôm có lót bạt HPDE. Qua đó đề xuất các biện pháp xử lý và quản lý chặt chẽ việc thải nước thải từ hệ thống xiphong ra ngoài các kênh rạch xung quanh khu vực ao nuôi tôm.

Các mẫu nước được lấy tại ao nuôi Cây cui, huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh và được lấy tại 13 điểm bao gồm 7 mẫu là nước đầu vào và nước trong ao nuôi, 5 mẫu là nước xiphong ra từ trong ao và 3 mẫu thu quanh con kênh mà nước thải từ ao chất thải ra môi trường. Mẫu sẽ được lấy theo chu kỳ 1 tuần/lần và sau khi lấy mẫu sẽ được bảo quản và vận chuyển về phòng thí nghiệm và lưu trữ ở nhiệt độ thích hợp. Các ao sẽ có diện tích từ 2200 – 4000 m2 và nuôi với mật độ khoảng 300.000 con/vụ. Hai ao được lấy khác nhau về phương pháp xử lý nước đầu vào, ao A sử dụng quá trình lắng, không xử dụng bất kì hóa chất nào, còn ao B sử dụng các hóa chất như thuốc tím, khử trùng và xử lý nước đầu vào. Các điểm mẫu được lấy lần lượt là: nước đầu vào; nước sau xử lý đầu vào; nước trong ao đang nuôi; nước sau xi phông và nước được thải ra môi trường tiếp nhận (sông, nước mặt).

Các chỉ tiêu phân tích dựa trên phương pháp phân tích chuẩn như: pH (TCVN 6492:2011), DO (TCVN 5499-1995), COD (SMEWW 52220C.2012), TSS (TCVN 6625:2000), N-NH4 (TCVN 5988:1995), N-NO2 (TCVN 8742:2011), N-NO3 (US. EPA 352.1:1971), vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh gan tụy và virus đốm trắng (WSSV) phân tích bằng Realtime PCR và LAMP.

Ảnh minh họa

Qua đánh giá diễn biến chất lượng nước nuôi tôm từ nguồn cấp vào cho đến khi xả ra môi trường tiếp nhận cho thấy rằng quá trình nuôi tôm đã xả vào môi trường đầu ra một lượng lớn chất hữu cơ (COD) và dinh dưỡng thừa (TN). So sánh hai ao có và không xử dụng hóa chất xử lý nước đầu vào cho thấy ao không sử dụng hóa chất có hàm lượng các chất ô nhiễm cao hơn so với sử dụng các chất hóa học xử lý nước cấp đầu vào. Sau quá trình nuôi làm tăng đáng kể hàm lượng các chất ô nhiễm, nước thải sau quá trình xiphong cần có các biện pháp xử lý phù hợp để làm giảm tải lượng ô nhiễm trước khi xả ra môi trường tiếp nhận. Do đó cần sử dụng các biện pháp xử lý nước thải phù hợp trong và sau nuôi thủy hải sản.

Theo: monre.gov.vn

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.