CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho thỏa thuận toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa

0

Việc tham gia Thỏa thuận toàn cầu về chấm dứt ô nhiễm nhựa sẽ mở ra nhiều cơ hội và cách thức thức cho doanh nghiệp Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ môi trường toàn cầu cũng như nâng tiêu chuẩn cho hàng hóa Việt Nam.

Ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương đã trở thành vấn đề cấp bách trên phạm vi toàn cầu. Ước tính, lượng rác thải nhựa trong các đại dương được ước tính từ 75-199 triệu tấn, tác dộng đến các ngành kinh tế biển, và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe con người, và làm suy thoái nguồn tài nguyên, môi trường biển.

Vì lẽ đó, tháng 3 năm 2022, 175 quốc gia đã thông qua một nghị quyết lịch sử về ô nhiễm rác thải nhựa, và thúc đảy đàm phán nhằm đạt được một Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa vào cuối 2024. Phiên họp Ủy ban liên chính phủ lần thứ nhất (INC 1) đã diễn ra cuối năm 2022 và Ủy ban liên chính phủ lần thứ nhất  INC 2 sẽ nhóm họp vào cuối tháng 5 năm 2023. Việt Nam cũng đang tích cực tham gia vào quá trình đàm phán này.

Trong kỳ họp lần thứ nhất, với sự tham gia của trên 2000 thành viên từ hơn 160 quốc gia, các bên đã thống nhất được các nhóm nươc và đại diện các khu vực cho qus trình đàm phán Thỏa thuận toàn cầu. Nhật Bản và Jordan đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các bên cũng đi đến thông nhất lựa chọn phương pháp tiếp cận theo vòng đời của nhựa. Trong kỳ họp lần hai vào cuối tháng 5, các vấn đề liên quan đến phương thức thực hiện thỏa thuận, các nội dung về xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, và hỗ trợ tài chính sẽ được trao đổi.

Theo một đánh giá, năm nước tại châu Á, trong đó có Việt Nam, đã và đang đóng góp lớn nhất vào ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Và theo một nghiên cứu của Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP), ở Việt Nam, ước tính mỗi năm phát sinh hơn 3,7 triệu tấn chất thải nhựa sau khi sử dụng, trong đó có khoảng hơn 180.000 tấn nhựa bị thải bỏ ra môi trường nước tại Việt Nam . Trong khi đó ngành  vẫn phải nhập khẩu phế liệu liệu để sản xuất. Nếu chúng ta có ngành tái chế phát triển, sở dụng lại và tái chế, sẽ tiết kiệm và mang lại giá trị khoảng 3 tỷ USD cho kinh tế Việt Nam.

Công ty tái chế nhựa của Tập đoàn Duy Tân với dây chuyền tái chế 30.000 tấn chất thải nhựa một năm

Nhận thức rõ được sự cấp thiết của vấn đề ô nhiễm nhựa, Chính phủ Việt Nam đã rất chủ động trong việc nêu ra vấn đề, kêu gọi hợp tác cùng hành cộng của cồng đồng quốc tế, và đã đưa ra định hướng và các chính sách cụ thể, như Kinh tế tuần hoàn, Kế hoạch hành động về rác thải nhựa, Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất… chắc hanwe các quáy vị rất quan tâm đến vấn đề này, đặ biệt là trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong luật BVMT và nghị định thực hiện đưa ra gần đây.

Đó là những gì các chính phủ cần, đã và đang làm. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể giải quyết được vấn đề nam giải này nêu doanh nghiệp không vào cuộc.

Cộng đồng quốc tế và chính phủ nhận thấy đã có những tín hiệu rất tích cực, và sự vào cuộc của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như các doanh nghệp quốc tế hoạt động tại Việt nam, đã cam kết và triển khai các hoạt dộng cụ thể. Ví dụ như tập đoàn DUY TAN đã thành lập một công ty mới về Tái chế nhựa, bắt đầu hoạt dộng từ năm 2020 với dây truyền tái chế 30,000 tấn chất thải nhựa một năm, và đến nay đã xuất khẩu các vật liệu sau khi sơ chế sang 12 nước. Hay Adidas – công ty sản xuất giày dép và quần áo thể thao – đã cam kết sử dụng 100% polyester tái chế trong tất cất rõ  sản phẩm của họ vào năm 2024.

Những cam kết giảm thiểu lượng rác thải nhựa vừa giúp nâng cao uy tín thương hiệu, thể hiện trách nhiệm với trái đât, đồng thời tái chế đang mở ra một ngành kinh tế mới – xu hướng phá triển kinh tế trier theo hướng tuần hoàn, tạo thu nhập vào việc làm.

Với tinh thần đó, chúng tôi ý thức rõ ràng rằng doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về nhựa.

Thứ nhất, Doanh nghiệp là động lực và hạt nhân của chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu: điều đó liên quan đến vòng đời sản phẩm và rác thải nhựa phát sinh trên toàn cầu. Sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo Thỏa thuận là cần thiết để đảm bảo rằng rác thải nhựa sẽ được giảm thiểu tối đa.

Thứ hai, Doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo: Các doanh nghiệp có nguồn lực và chuyên môn để phát triển các công nghệ mới và vật liệu thay thế, tạo ra các sản phẩm mới thay thế, giúp giảm sử dụng nhựa, hoặc làm cho việc sản xuất sử dụng nhựa bền vững hơn, ít tác động đến môi trường hơn.  Vì thế, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đàm phán, sẽ giúp đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa.

Thứ ba, Danh nghiệp đóng vai trò tiên quyết và tiên phong trong tuân thủ và thực thi: Các doanh nghiệp cũng có trách nhiệm tuân thủ các quy định và hướng dẫn được mà sẽ được đồng thuận đưa vào Thỏa thuận toàn cầu, cũng như các chính sách tại các quốc gia. Khi các  doanh nghiệp tích cực tham gia vào quá trình soạn thảo và đàm phán sẽ đảm bảo rằng Thỏa thuận có tích thiết thực và khả thi để các doanh nghiệp tuân thủ được, đồng thời có các cơ chế thực thi đầy đủ để đảm bảo việc tuân thủ, cũng như các co[ chế khuyến khích thịc hợ nhất. Ví dụ, đảm bảo tính công băng giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành kinh tế, giữa các chuối giá trị là hết sức quan trọng

Thứ 4, cần có lộ trình và sự chuẩn bị, tính đến các tác động kinh tế, xã hội: Ngành nhựa đóng góp đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu và bất kỳ thay đổi nào đối với chuỗi sản xuất và cung ứng các sản phẩm nhựa đều có thể có tác động kinh tế đáng kể. Việc tham gia  của ccác doanh nghiệp đảm bảo rằng Thỏa thuận có tính đến tác động kinh tế của mọi thay đổi được đề xuất và có các biện pháp để giảm thiểu mọi tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và nhân viên, và tác dộng kinh tế xã hội của địa phương, cũng như cấ quốc gia.

Việc các doanh nghiệp tích cực vào hoạt động này sẽ giúp Việt Nam tiến tới một thỏa thuận toàn cầu khả thi nhất với tất cả các bên, giúp giái quyết được vấn đề cấp bách ô nhiễm rác thải nhựa, hướng đến nền kinh tế bền vững vì hạnh phúc của mọi người và một trái đất xanh và đáng sống.

Theo: monre.gov.vn

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.