CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA, THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
CEBID

Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp

0

Bộ TN&MT hiện đạt một số kết quả quan trọng về mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản, quan trọng về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Quyết định số 942/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số và Quyết định số 749/QĐ-TTg về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.

Theo đó, 100% thủ tục hành chính của Bộ TN&MT đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được xác thực một lần, cung cấp trên nhiều nền tảng thiết bị, tối ưu hoá; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến với Cổng Dịch vụ công quốc gia. 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; 20% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ được cắt, giảm. 98% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước trực thuộc Bộ được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất. 98% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng; 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng; 100% báo cáo tổng hợp, báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê của Bộ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

Về phát triển, cung cấp các ứng dụng, dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp với việc tiếp tục vận hành, cung cấp 95 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT): đã cung cấp 95 DVCTT đủ điều kiện mức độ 3, 4 đạt tỷ lệ 100% DVCTT thuộc thẩm quyền giải quyết, trong đó 72 DVCTT mức độ 4, đạt tỷ lệ 100% các DVCTT đủ điều kiện mức độ 4. Đã tích hợp, cung cấp 48 DVCTT mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đạt tỷ lệ 50,5% trên tổng số 95 DVC mức độ 3, 4 đã triển khai lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; sẵn sàng tích hợp thêm các DVCTT còn lại đủ điều kiện lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Phối hợp các cơ quan chuyên ngành triển khai DVCTT mức độ 4 cho thủ tục hành chính “Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ)” đã phát sinh hồ sơ và đã được công bố trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Hoàn thiện các nền tảng, hệ thống thông qua việc triển khai, vận hành nền tảng LGSP bảo đảm vận hành và phối hợp với các cơ quan của Bộ Công an rà soát ATTT, kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân và các hệ thống thông tin của Bộ với 205 dịch vụ cung cấp 205 dịch vụ, thực hiện 11.652.500 giao dịch trong năm 2022; xử lý, giải quyết 301.500 văn bản đến, 69.400 hồ sơ, văn bản đi; tỷ lệ văn bản điện tử gắn ký số đạt xấp xỉ 100%, cấp cho đơn vị, cá nhân tổng số 3.090 chứng thư số. Đồng thời, tiếp tục triển khai, vận hành các hệ thống thông tin, ứng dụng nền tảng Chính phủ điện tử phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, quản trị, làm việc của Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, ngành tài nguyên và môi trường trên môi trường điện tử, trực tuyến (Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử; Hệ thống thông tin báo cáo ngành tài nguyên và môi trường; Hệ thống họp trực tuyến; Hệ thống tương tác trong chỉ đạo điều hành giữa Bộ với các Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương; Hệ thống một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công trực tuyến; Hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý khoa học và công nghệ; Hệ thống hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo ngành tài nguyên và môi trường; Hệ thống thư điện tử; Cổng thông tin điện tử…); triển khai thực hiện dự án đầu tư Trung tâm chỉ đạo điều hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường; kết nối, liên thông với các hệ thống thông tin của Chính phủ, với các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, của các bộ, ngành qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng, hoàn thiện, vận hành các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được quan tâm, nhất là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Theo đó, hiện nay 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai với 217/705 đơn vị cấp huyện với 43 triệu thửa đất đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thường xuyên tại Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh của các tỉnh, thành phố; tiếp tục xây dựng CSDL 250 huyện, thuộc 30 tỉnh, thành phố, dự kiến hoàn thành 6/2023. Đã kết nối dữ liệu đất đai của 52/63 tỉnh, thành phố với Hệ thống tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu đất đai quốc gia; với Nền tảng NDXP; Trung tâm điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; cung cấp và chia sẻ dữ liệu cho các Bộ ngành, địa phương.

Bên cạnh đó, bàn giao sản phẩm cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia các tỷ lệ 1:25.000, 1:100.000; 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000 luỹ kế theo tiến độ cho các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an… và các địa phương phục vụ công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng hạ tầng số, chuyển đổi số.

Hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin sử dụng chung cho tất cả các đơn vị thuộc Bộ, được vận hành ổn định và tiếp tục từng bước hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu, hỗ trợ Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương, cung cấp tài nguyên tính toán, lưu trữ, xử lý và các nền tảng cơ sở dữ liệu, nền tảng số dùng chung đã đem lại lợi ích, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, nâng cao an toàn thông tin.

Theo monre.gov.vn

Chi sẻ.

Đã đóng bình luận.